Thứ Sáu, 22 tháng 2, 2013

Tìm hiểu quan niệm của Chủ tịch Hồ Chí Minh về Chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam và một số điểm Người khuyên Nghệ Tĩnh trong công cuộc xây dựng quê hương

TÌM HIỂU QUAN NIỆM CỦA CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH VỀ CNXH Ở VIỆT NAM VÀ MỘT SỐ ĐIỂM NGƯỜI KHUYÊN NGHỆ TĨNH TRONG
CÔNG CUỘC XÂY DỰNG QUÊ HƯƠNG

       Tất cả các dân tộc trên thế giới sẽ đi đến CNXH đó là điều không tránh khỏi, nhưng họ đến với CNXH không phải một cách hoàn toàn giống nhau. Mỗi dân tộc sẽ dựa vào đặc điểm cụ thể của mình để lựa chọn những hình thức thích hợp của chế độ dân chủ; các kiểu biến dạng khác nhau của một nền chuyên chính; nhịp độ này hay nhịp độ khác của việc cải tạo XHCN đối với các mặt khác nhau của đời sống xã hội.
      Quán triệt sâu sắc quan điểm ấy của Lê Nin, gắn quyện với lý tưởng tột bậc ham muốn nước nhà độc lập tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn, áo mặc, được học hành; Chủ tịch Hồ Chí Minh chẵng những xứng đáng là một vị anh hùng trong sự nghiệp đấu tranh giành độc lập dân tộc mà còn là một vị lãnh tụ mở đường đưa nhân dân ta từng bước hướng tới CNXH.
       Cho đến nay với sự cống hiến to lớn trên nhiều lĩnh vực của Chủ tịch Hồ Chí Minh đối với dân tộc cũng như đối với sự phát triển của nền văn hoá thế giới đã được nhiều người nghiên cứu. Nhân dịp kỷ niệm 100 năm ngày sinh của Người, chúng tôi muốn góp thêm một ý kiến nhỏ qua việc tìm hiểu quan niệm của Chủ tịch Hồ Chí Minh về CNXH ở Việt Nam và một số điểm Người khuyên Nghệ Tĩnh trong công cuộc xây dựng quê hương.

            I . Quan niệm của Chủ tịch Hồ Chí Minh về CNXH ở Việt Nam
         Hơn 70 năm qua, sự tồn tại của CNXH hiện thực đã khẳng định sự đúng đắn những luận điểm cơ bản của Mác-Ăng ghen và những bổ sung của Lê Nin trong thời đại đế quốc chủ nghĩa. Tuy nhiên, suốt chặng đường đấu tranh sinh tồn của nó cũng đã để lại không ít những khuyết tật cần được loại bỏ. Đã một thời chúng ta quá say sưa về những gì tốt đẹp nhất của CNXH học thuyết: coi CNXH là sự đối lập tuyệt đối với CNTB. Nhận thức ấy trên thực tế đã làm cho CNXH mang màu sắc đồng dạng, khô cứng, càng ngày càng bộc lộ sức sống hạn chế của nó. Ở Việt Nam, từ ý thức muốn vươn lên xây dựng một xã hội mới; chúng ta đã muốn có ngay một chế độ ưu việt hoàn hảo, nóng vội bỏ qua những hình thức trung gian, quá độ, trong khi chưa có những điều kiện vật chất cần thiết. Kéo theo đó là sự thiếu quan tâm đầy đủ đến những yêu cầu thiết yếu trước mắt của người lao động bình thường.  
       Chủ nghĩa xã hội ở Việt nam theo quan niệm của Chủ tịch Hồ Chí Minh là loại hình xây dựng từ một nước nông nghiệp lạc hậu bỏ qua giai đoạn phát triển TBCN. Ở đây nền móng vật chất hết sức nhỏ bé, con người - chủ thể của lịch sử, bị xúc phạm nặng nề trong lòng xã hội thuộc địa nửa phong kiến. Vì thế, CNXH phải được hình thành trên việc xác lập lợi ích con người, vì con người. Trong đó trung tâm là  người lao động,  trước hết cần phải được trả lại quyền làm người chân chính, được đáp ứng những nhu cầu thiết yếu để họ đảm bảo sản xuất nuôi sống bản thân và xã hội. Chủ tịch Hồ Chí minh cho rằng mục đích cuối cùng của CNXH là "Không ngừng  nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, trước hết là nhân dân lao động" (1). Thế nhưng đất nước ta đã trải qua hàng ngàn năm sống trong chế độ phong kiến lạc hậu, sau đó lại chịu sự thống trị ngót trên 100 năm của chế độ thực dân đế quốc và sự tàn phá của chiến tranh; xác định quyền làm người chân chính, giải quyết công ăn việc làm, đảm bảo cuộc sống bình thường của người lao động là yêu cầu phải được đặt lên hàng đầu khi đi vào xây dựng chế độ mới. Người cho rằng: "CNXH trước hết nhằm làm cho nhân dân lao động thoát nạn bần cùng, làm cho mọi người có công ăn việc làm, được ấm no và sống một đời hạnh phúc" (2).
       Thoát thai từ một xã hội thuộc địa nửa phong kiến, người lao động từ thân phận nô lệ trở thành "những công dân tự do, làm chủ nước nhà. Đó là thay đổi to nhất"(3). Đi vào xây dựng cuộc sống mới, với hai bàn tay trắng, trước hết họ phải tính đến cái ăn, cái mặc, nghỉ ngơi, đi lại.v.v...Họ phải làm tất cả những cái mà trước đây đã từng phải sống gửi thác nhờ vào giai cấp bóc lột; chính vì vậy mà Chủ tịch Hồ Chí Minh đã giải thích: "CNXH là mọi người dân được áo ấm, cơm no, nhà ở tử tế, được học hành"(4). Như vậy, CNXH ở Việt Nam có nét riêng của nó. Trong khi ở các nước kinh tế phát triển đã thoả mãn các nhu cầu về ăn, ở, đi lại...thì trái lại ở Việt nam những nhu cầu ấy còn phải phấn đấu một cách quyết liệt, hơn nữa giải quyết được những caí đó chính là nội dung trước hết của CNXH.
       Đương nhiên, CNXH không chỉ cần dấp ứng nhu cầu vật chất mà còn phải chăm lo đầy đủ cả nhu cầu văn hoá, tinh thần; xác lập các quan hệ tốt đẹp giữa con người với nhau. Đây cũng là cái mà trong xã hội cũ người dân Việt nam chịu nhiều mất mát. Các thế hệ xưa đã khái quát lại trong lời khuyên nhau: "Bầu ơi thương lấy bí cùng...". Vì vậy mà CNXH theo quan niệm của Chủ tịch Hồ Chí Minh phải là một xã hội trong đó con người chan hoà cởi mở, đầy lòng thương yêu nhau. Không chỉ giới hạn trong một quốc gia, mà cả "Bốn phương vô sản đều là anh em". Muốn như vậy theo Người, xây dựng CNXH phải hiểu rõ và thực hiện đồng thời 3 cuộc cách mạng: "Cách mạng quan hệ sản xuất,cách mạng kỷ thuật, cách mạng văn hoá và Tư tưởng"(5). Làm được như vậy CNXH sẽ tạo ra được những sản phẩm đáp ứng nhu cầu mọi mặt của con người. Con người trong xã hội mới chẳng những no ấm mà còn yêu thương đoàn kết với nhau, sống với nhau chân tình, khoẻ mạnh. Như Vậy : "CNXH là đoàn kết, vui vẻ"(6).
        Cách mạng XHCN là "cuộc cách mạng vĩ đại và vẻ vang nhất trong lịch sử
             ------------------------------
(1)Những lời kêu gọi của Hồ Chủ tịch. Tập VI, trang 46
(2)      Sđd                                                            trang 19
(3) Bác Hồ với quê hương Nghệ Tĩnh tập 1.       trang 45
(4)      Sđd                                                            trang 45
(5)  Hồ Chí Minh.Tuyển tập,. Tập 2. H. 19980. Trang 425
(6) Bác Hồ với quê hương Nghệ Tĩnh Tập 1        Trang 117

loài người, nhưng đồng thời cũng là một cuộc cách mạng gay go, phức tạp và khó
khăn nhất"(1). Hoàn thành sự nghiệp cách mạng ấy là công việc của nhiều người. Mọi người phải đóng góp trách nhiệm và nghĩa vụ chứ không thể giành đặc quyền đặc lợi. Nhiệm vụ của công cuộc xây dựng CNXH buộc mọi người phải nổ lực sản xuất để sáng tạo ra nhiều sản phẩm cho xã hội. Chủ tịch Hồ Chí Minh nhấn mạnh:
"Muốn có CNXH thì không có cách nào khác là phải dốc lực lượng của mọi người ra để sản xuất"(2).  Hơn 10 năm qua, cả nước đi vào xây dựng CNXH, chúng ta có thêm những thực tế cần thiết để hiểu hơn thế nào là CNXH. Ở nước ta, hiện tượng thiếu ăn, thiếu nhà ở, thiếu điều kiện học hành....còn tồn tại như một thách đố với CNXH. Sự xuất hiện một bộ phận (trong đó khá đông là cán bộ, đảng viên có chức có quyền) vượt ra khỏi cuộc sống đời thường là một sự trái ngược với quan niệm của  Chủ tịch Hồ Chí Minh: CNXH là mọi người sung sướng ấm no chứ không phải chỉ riêng một bộ phận nào. Vì vậy Người còn cho rằng: "CNXH là mọi người cùng ra sức lao động". Chúng ta chống chủ nghĩa bình quân nhưng cũng phải chống cả sự lười biếng trong trách nhiệm. Ông chủ tịch nước cũng phải "gắng làm" việc, tựa "như người lính vâng mệnh lệnh quốc gia ra trước mặt trận"(3). Nghĩa là mọi người cùng ra sức lao động mới là CNXH. Chừng nào còn tồn tại hiện tượng người thì sớm chiều mưa nắng lăn lộn với công việc, người thì "ngồi chơi xơi nước", chừng đó chưa phải là CNXH và chưa có CNXH.
       Đất nước đã nhiều thế hệ sống trong vòng vây ngôi thứ của chế độ phong kiến thực dân và trải qua nhiều cuộc kháng chiến. Nếp sống quan liêu, địa vị, bổng lộc...in đậm trong tiềm thức của  mỗi người. Nhân dân lao động quen cuộc đời lam lũ, chịu khó. Người lãnh đạo chưa có hình mẫu bằng da, bằng thịt của con người mới, nên dễ dẫm bước "lên mặt quan cách mạng". Lẽ ra theo Chủ tịch Hồ Chí Minh thì cán bộ là người đầy tớ trung thành của nhân dân. Cán bộ và nhân dân cùng chung ý chí quyết tâm phấn đấu cho sự nghiệp cách mạng noi theo một tấm gương sáng của ông cha chúng ta khi xây dựng thượng sách để giữ nước là "vua tôi đồng lòng, anh em hoà thuận, cả nước chung sức". Nhưng thực tế cho thấy trong công cuộc xây dựng xã hội mới, không ít những cán bộ đã tham ô, bớt xén quyền lợi của dân, cửa quyền ức hiếp quần chúng nhân dân. Tất cả những điều ấy đã đem đến kết quả tai hại là: trật tự xã hội bị rối loạn, kỷ cương bị buông lỏng, đạo đức truyền thống bị xói mòn, làm cho lòng tin của quần chúng vào tiền đề tươi sáng của xã hội mới bị giảm sút. Để giải quyết thực trạng  ấy của nước ta hiện nay, đòi hỏi Đảng và Nhà nước phải có biện pháp tổ chức thực tiễn thật tốt. Mọi thành viên trong xã hội phải tuân theo trật tự kỷ cương. Mỗi người phải tuân theo những quy định, quy tắc, pháp luật và phải hoàn thành trách nhiệm của  mình. Thực tế xây dựng CNXH vừa
qua cho thấy chúng ta không chỉ vấp sai lầm khuyết điểm do định hướng và định 
---------------------------
(1) Hồ Chí Minh Tuyển tập . T2. H. 1980.  Trang 88
(2) Những lời kêu gọi của Hồ Chủ tịch. T6. trang 176
(3)    Sđd                                                        trang 140

lượng mục tiêu cách mạng không thích hợp, trái lại còn còn bị khuyết điểm sai lầm trong việc đề ra các chủ trương, chính sách lớn và đặc biệt là trong tổ chức thực hiện. Trên lĩnh vực này Chủ tich Hồ Chí minh nhấn mạnh: "CNXH là phải có biện pháp"(1).
        Chúng ta đang xây dựng một xã hội mới mà Người ví như: "đang xây đắp ngôi lâu đài mới, thì chắc chắn không khỏi có những  mọn bào, gạch bể và những thứ ghét rác khác . Chúng ta phải quét dần dần"(2).
       Như vậy, trong quá trình xây dựng CNXH, chúng ta phải loại bỏ dần những cái lạc hậu, cũ kỷ dể đồng thời dung nạp những cái mới tiến bộ. Tất cả những điều đó phải diễn ra trong một kế hoạch thống nhất và phải có những biện pháp đảm bảo chắc chắn. Người còn cho rằng: "Đặt kế hoạch thật tốt, thật sát là rất cần, nhưng chỉ là bước đầu. Kế hoạch 10 phần  thì biện pháp cụ thể phải 20 phần, chỉ đạo thực hiện sát sao phải 30 phần"(3). Vì thế biện pháp trở thành một yếu tố hiện diện của CNXH chúng ta.
        Nghiên cứu quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh, chúng ta có thể khái quát lại: CNXH ở Việt Nam là sản phẩm của một quá trình xây dựng lâu dài, hình thành nên một xã hội trong đó mọi thành viên đều có áo ấm, cơm no, nhà ở tử tế, được học hành. Trong xã hội ấy người lao động sống đoàn kết, thân ái, vui vẻ, khoẻ mạnh để cùng nhau ra sức lao động trong một kế hoạch, biện pháp điều hành của toàn xã hội. Thông qua những định nghĩa vắn tắt, mộc mạc về CNXH ở Việt Nam, chúng ta có thể thấy rằng: Chủ tịch Hồ Chí Minh đã xem xét CNXH  dưới các góc độ khác nhau như bản chất, mục tiêu, đặc điểm của nó...đang trong quá trình  hình thành xã hội mới, chứ không định nghĩa một cách hoàn chỉnh về một CNXH đầy đủ. Điều này hoàn toàn không trái với chủ nghĩa Mác-Lê Nin trái lại còn rất phù hợp khi chúng ta thấy Lê Nin đã từng nói: "chủ nghĩa xã hội sẽ như thế nào khi nó đạt tới những hình thức hoàn chỉnh của nó, điều đó chúng ta không thể biết, không thể nói lên được"(4). Có thể nói sự nhào nặn và vận dụng nhuần nhuyễn lý luận vào thực tiễn Việt Nam của Chủ tịch Hồ Chí Minh để hình dung nên một CNXH phù hợp trong điều kiện nước ta, đó là yếu tố rất cơ bản để đưa nhân dân ta đến với CNXH một cách tự nhiên hấp dẫn. Rất tiếc là trong quá trình thực hiện sau này chúng ta chưa làm được đúng theo tinh thần chỉ đạo của Bác.
        Làm thế nào để xây dựng được CNXH ở Việt Nam ? đó là một câu hỏi lớn đối với các thế hệ chúng ta. Các bậc tiền bối của Chủ nghĩa cộng sản khoa học luôn luôn nhấn mạnh rằng: "Các quan hệ sản xuất mới cao hơn không bao giờ xuất hiện trước khi những điều kiện vật chất cho sự tồn tại của nó đã chín muồi" (5). Điều đó
 --------------------------      
    (1)(2) Bác Hồ với quê hương Nghệ Tĩnh      trang 16
    (3)  Hồ Chí Minh Tuyển tập, tập 2. H. 1980. trang 360
    (4)  Lê Nin Toàn tập Tập 36. Nxb Mácơ va. 1977. trang 82-83
    (5)  Lê Nin toàn tập. T13.Nxb . Mátcơ va. 1978. trang 7

có nghĩa muốn xác lập một phương thức sản xuất mới với quan hệ sản xuất mới cao hơn quan hệ sản xuất xã hội cũ, nhất thiết phải đẩy mạnh sản xuất vật chất để nâng cao tính chất và trình độ của lực lượng sản xuất.
    Nước ta tiến lên CNXH từ một nền kinh tế sản xuất nhỏ là phổ biến, lại bỏ qua giai đoạn phát triển Tư bản chủ nghĩa. Điều này có nghĩa là chúng ta chưa đi qua, hơn nữa cũng chưa bước đến "Phòng chờ của CNXH". Chúng ta bắt đầu đi những bước đầu tiên, xây dựng mới tất cả từ đầu: từ lực lượng sản xuất đến quan hệ sản xuất, từ hạ tầng cơ sở đến kiến trúc thượng tầng. Trong điều kiện đó Chủ tịch Hồ Chí Minh thường xuyên nhấn mạnh: 'Trước hết phải tăng gia sản xuất và thực hành tiết kiệm".
     Tăng gia sản xuất nghĩa là sản xuất ra sản phẩm xã hội ngày càng nhiều thêm. Đó là điều kiện tiên quyết để đảm bảo ổn định đời sống nhân dân, sau đó có dư thừa để tích luỹ, cải thiện đời sống và xây dựng những công trình mang lại lợi ích cho toàn xã hội. Tăng gia sản xuất là sản xuất ngày một mạnh mẽ, có cái để dùng, có cái để trao đổi phục vụ các nhu cầu khác, để người lao động không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần. Chủ tịch Hồ Chí Minh căn dặn: Phải "không ngừng phát triển sản xuất để nâng cao mãi đời sống vật chất, văn hoá của nhân dân"(1). Điều lý thú mà chúng ta nhận ra trong ý tứ của Người là chổ phải tăng gia sản xuất, vì sản xuất ra của cải vật chất là công việc bình thường, tự nhiên của mọi xã hội. Mác đã từng khẳng định: Con người sẽ chết , không nói là trong một vài tuần, mà chỉ trong một ngày nếu xã hội ngừng sản xuất ra của cải vật chất. Nghĩa là ở nước ta muốn xây dựng xã hội mới phải làm cho sản xuất một ngày một phát triển, phải đặc biệt quan tâm đến việc tổ chức sản xuất sao cho có hiệu quả cao nhất, nhanh chóng thoả mãn nhu cầu tối thiểu, để sau đó nâng cao dần mức sống cho nhân dân. Nhìn lại sau gần 15 năm xây dựng CNXH chúng ta thấy còn rất nhiều việc phải làm. Đất nước chưa qua được thời kỳ khủng hoảng kinh tế - xã hội, chưa ổn định được tình hình và đời sống của nhân dân. Chúng ta chưa vượt qua được cửa ải lương thực...Tình hình đó chưa cho phép chúng ta nghĩ tới cuộc sống mới cao hơn, trái lại buộc chúng ta phải đặt mức phấn đấu đảm bảo mức sống của những năm đã qua. Điều đó nhắc chúng ta phải ngẫm nghĩ kỹ hơn những lời căn dăn của Bác .
      Như vậy, theo Chủ tịch Hồ Chí Minh thì tăng gia sản xuất là cái lõi làm thay đổi bước tiến xã hội, đẻ chuyển dần từ cuộc sống nghèo nàn sang cuộc sống ấm no hạnh phúc.
      Gắn bó với tăng gia sản xuất là thực hành tiết kiệm. Chủ tịch Hồ Chí Minh nhấn mạnh: "Tăng gia sản xuất và tiết kiệm là một chính sách căn bản của chúng ta"(2).
Điều đó có nghĩa là trong quá trình xây dựng CNXH, sản xuất phải gắn chặt với tiết kiệm, sản xuất không tiết kiệm như "gió thổi vào nhà trống". Tiết kiệm là vấn đề có
---------------------------
(1) Những lời kêu gọi của Hồ chủ tịch. tập 7. trang 327
(2)                     Sđd                               tập 3. trang 186.

tính quy luật của mọi nước trong quá trình tích luỹ ban đầu để xây dựng xã hội mới. Ở nước ta, Chủ tịch Hồ Chí Minh nhấn mạnh thực hành tiết kiệm là hành động tiết kiệm thực sự chứ không phải chỉ là những lời kêu gọi, những khẩu hiệu, hay dừng lại ở những chủ trương. Phải thực hành tiết kiệm còn bắt nguồn từ điểm xuất phát điểm nước ta đi lên CNXH ở trình độ rất thấp; từ sự cân đối giữa nhu cầu tiêu dùng và khả năng sản xuất; từ sự đảm bảo đời sống với việc mở rộng sản xuất. Điều đặc biệt quan trọng buộc chúng ta phải chú ý thường xuyên việc thực hành tiết kiệm là chổ: cơ sở kinh tế chủ yếu của nền kinh tế nước ta là một nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu, sản xuất chưa đủ ăn, lại thường xuyên đứng trước sự đe doạ của thiên nhiên khắc nghiệt. Trong hoàn cảnh ấy, Chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng: "Nếu được bữa nào xào bữa ấy thì sẽ thiếu thốn". Do đó, chúng ta phải luôn luôn nghỉ đến "bát ăn bát để" phòng khi giáp hạt mất mùa. Điều đáng chê trách đối với chúng ta là không phải ai ai cũng đã thấm nhuần lời dạy của Hồ Chủ tịch. Đặc biệt là một số người khi có được địa vị ổn định trong xã hội đã vội nghĩ ngay đến cuộc sống vương dã tách rời khỏi đời sống hiện thực của xã hội. Hiện tượng chè chén, nhậu nhẹt đang còn tồn tại ở nhiều địa phương. Không ít kẻ lợi dụng "Đục nước béo cò" đã tham nhũng của dân hàng trăm lượng vàng để sống cuộc đời phè phởn. Đó là chưa nói tới việc chúng ta đã xây dựng những công trình gây tốn kém, phát huy hiệu quả rất thấp.v.v...Tất cả đó đều góp lại làm hạn chế kết quả của chúng ta trong công cuộc xây dựng CNXH hiện nay.
         Là người con của dân tộc suốt đời tận tuỵ hy sinh phấn đấu cho sự nghiệp cách mạng, Chủ tịch Hồ Chí Minh am hiểu tường tận đất nước, con người chúng ta, sớm nhận rõ tính chất gay go, phức tạp của cuộc cách mạng XHCN; xây dựng CNXH thực chất là một cuộc kiến thiết về kinh tế. Người còn nhấn  mạnh rằng: "Thắng đế quốc phong kiến là tương đối dễ, thắng bần cùng và lạc hậu còn khó hơn nhiều"(1). Vì thế, tăng gia sản xuất, thực hành tiết kiệm là biện pháp trước hết và là chính sách căn bản, nhưng để làm được việc này nhất thiết phải có con người. Chủ tịch Hồ Chí Minh nhấn mạnh: "Muốn xây dựng CNXH trước hết cần có những con người XHCN". Người còn giải thích rõ con người XHCN là con người có ý thức làm chủ và tinh thần tập thể XHCN; quan điểm tất cả phục vụ sản xuất; ý thức cần kiệm xây dựng nước nhà"(2), là con người có tư tưởng và tác phong XHCN; "thấm nhuần đạo đức XHCN". Một đòi hỏi có tính nguyên tắc đối với con người mới XHCN là phải có tinh thần dũng cảm chống lại kẻ thù hung ác nhất của CNXH là chủ nghĩa cá nhân-đó là "mẹ đẻ ra các tính hư tật xấu như lười biếng, suy bì, kiêu căng, kèn cựa, nhút nhát, lảng phí, tham ô.v.v..."(3). Đương nhiên, con người XHCN đầy đủ phải được hình thành trong một quá trình và gắn liền với việc hình thành phương thức sản xuất XHCN. Nhưng con người xét dưới góc độ là bộ phận
--------------------------------
(1) Những lời kêu gọi của Hồ Chủ tịch . Tập VI. trang 8
(2)                    Sđd                                                trang 179
(3)                    Sđd                                                trang 170

của lực lượng sản xuất thì một số yếu tố quan trọng của con người XHCN có thể được xây dựng và phát triển sớm hơn sự ra đời và phát triển của một phương thức sản xuất mới. Vì vậy cần tránh một sự ngộ nhận: Con người XHCN là con người trọn vẹn hoàn chỉnh. Hiểu như vậy sẽ dẫn đến nhận thức không đúng rằng: Không bao giờ có con người mới khi chưa có cơ sở kinh tế bền vững, dẫn đến phủ nhận khả năng xây dựng CNXH của nhân dân ta. Theo quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh thì do yêu cầu của sự nghiệp cách mạng mới đòi hỏi chúng ta phát huy tính độc lập tương đối của ý thức- nghĩa là phải có những hiểu biết cơ bản về một xã hội mới mà chúng ta cần xây dựng, từ đó để xây quyết tâm cao: "Kế hoạch một phần, biện pháp phải 2 phần và quyết tâm phải 3 phần"(1). Chúng ta cũng không thể nói rằng: như vậy là duy ý chí, là quá nhấn mạnh yếu tố tinh thần vì chính Chủ tich Hồ Chí Minh đã đặt ra nguyên tắc cho tiến trình xây dựng CNXH ở nước ta là: "Phải thiết thực đi từng bước, phải tiến vững chắc; phải nắm vững quy luật phát triển của cách mạng. Chớ đem chủ quan của mình thay thế cho điều kiện thực tế"(2). Trái lại, trên điều kiện cụ thể của đất nước, mà coi trọng yếu tố quyết tâm, tinh thần phấn đấu không mệt mỏi, tư tưởng thông suốt chấp nhận những gian nan thậm chí có những "bước quanh co thụt lùi" để cuối cùng tiến đến với CNXH.
        Trong  con người XHCN, yếu tố cơ bản nhất chi phối hiệu quả hoạt động cải tạo xã hội đó là tri thức. Vì vậy, xây dựng CNXH gắn với việc phát triển văn hoá và khoa học kỷ thuật. Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: "Muốn xây dựng CNXH thì nhất định phải có học thức"(3). Điều này do mục đích cuối cùng của CNXH là phải nâng cao đời sống vật chất lẫn tinh thần của nhân dân quy định, mặt khác do tính chất của công cuộc xây dựng xã hội mới đòi hỏi. Theo Người, so với thời gian nan, cực khổ của thời kháng chiến, thì bây giờ vẫn "Khó khăn hơn, to lớn hơn, phức tạp hơn"(4). Vì vậy, không thể chỉ dùng sức mạnh hay quyết tâm là đủ, chúng ta còn phải dùng cả trí tuệ loài người - đẩy mạnh phát triển khoa học kỷ thuật; để thúc đẩy hiệu quả  phát triển kinh tế. Xây dựng CNXH đòi hỏi cán bộ, đảng viên phải "Thạo về chính trị và giỏi về chuyên môn", không thể lãnh đạo chung chung . Chúng ta phải ra sức đào tạo thật nhiều cán bộ kỷ thuật, cán bộ quản lý giỏi để phát triển sản xuất, đồng thời phải đẩy mạnh việc ứng dụng khoa học kỷ thuật vào sản xuất trong nhân dân. Đảng và Nhà nước phải tạo điều kiện cho nhân dân lao động có thể nắm được những hiểu biết khoa học kỷ thật để tăng năng suất lao động. Thực tế xây dựng CNXH mấy năm qua đang đặt ra nhiều vấn đề  cho chúng ta suy nghĩ. Một là sự nâng cao trình độ văn hoá có tính phổ cập cho toàn dân còn gặp khó khăn. Hiện tượng trẻ em phải bỏ học còn nhiều. Riêng công nhân cao su đã có hàng ngàn người mù chữ. Hai là việc đẩy mạnh khoa học còn nhiều hạn chế. Mức đầu tư cho khoa
------------------------------
(1)                    Sđd                                                  trang 137
(2)                    Sđd                                                  trang 179
(3)                    Sđd                                                  trang 170
(4)  Hồ Chí Minh Tuyển tập. Tập 2. Nxb H. 1980. trang 255

 học của chúng ta còn rất thấp, trong khi các nước phát triển đầu tư từ vài trăm đến 1000 đô la cho mỗi người hàng năm, thì chúng ta chỉ khoảng 1.000 đồng tức xấp xỉ 20 xu đô la mỗi người hàng năm (1). Vì vậy đã có người cho rằng: trong tất cả những sự mất mát của chúng ta hơn 10 năm qua thì sự lảng phí về chất xám là lớn nhất. Đồng chí Đỗ Mười cũng đã nói: "Hiếm có nước nào rên thế giới mà trong thời đại cách mạng khoa học kỷ thuật ngày nay các định mức kinh tế-kỷ thuật năm 1988 lại lạc hậu di so với 10-20 năm trước đây, như nước ta"(2) Có thể nói tất cả những thực tế đang tồn tại không thể không làm cho chúng ta trăn trở và xúc động khi nhớ lại lời dặn của Bác Hồ: "Chớ để có người mù chữ lại"(3).
       Xây dựng CNXH, mục đích cuối cùng là vì lợi ích con người, vì vậy mà chủ tịch Hồ Chí Minh còn có quan niệm rằng: Muốn xây dựng thành công CNXH phải giải quyết đúng đắn lợi ích của người lao động. Tính chất phức tạp lâu dài của cuộc cách mạng XHCN đòi hỏi mỗi người trước hết phải chịu đựng gian khổ, thắt lưng buộc bụng để kiến thiết đất nước. Người nói" Xây dựng CXNXH cũng như làm ruộng. Trước hết phải khó nhọc cày bừa, chân bùn tay lấm, làm cho lúa tốt thì mới có gạo ăn"(4). Xây dựng CNXH phải chống thói "cầu an hưởng lạc", " ngồi mát ăn bát vàng". Để có được CNXH trước mắt mọi người chưa thể  lo xây nhà cao cửa rộng mà phải dốc sức để ổn định đời sống, xây dựng cơ sở vật chất cho CNXH. Tuy nhiên để mọi người có thể đóng góp hết sức mình cho CNXH cần phải đảm bảo lợi ích của người lao động. Nguyên tắc phân phối phải công bằng: làm nhiều, hưởng nhiều, làm ít hưởng ít; có sức lao động không làm không hưởng . Điều quan trọng là làm sao để người lao động yên tâm phấn khởi xây dựng CNXH trong mọi hoàn cảnh. Người đã lưu ý chúng ta cần phải đảm bảo thật sự công bằng xã hội, nhất là khi cuộc sống chúng ta chưa được thoả mãn mọi nhu cầu. Người nhấn mạnh: "Chúng ta không sợ thiếu, chỉ sợ không công bằng". Đặc điểm đáng chú ý là nước ta trong quá trình xây dựng CNXH, cùng một lúc chịu sự tác động của hai loại quy luật: Quy luật xây dựng và quy luật chiến tranh. Trong xây dựng CNXH sự hy sinh  đóng góp của mọi người còn có thể ước tính được, nhưng hy sinh đóng góp trong chiến đấu thì không thể có đơn vị đo lường. Bởi vậy phải có chính sách ưu đãi đối với các gia đình và cá nhân đã đóng góp xương máu cho công cuộc cách mạng. Muốn làm tốt những công việc ấy  chúng ta còn phải giải quyết tốt mối quan hệ giữa lợi ích của Nhà nước với tập thể, giữa tập thể với từng cá nhân, gia đình. "Đảng phải lo toan từ việc lớn đến việc nhỏ như đến cả tương, cà, mắm, muối của dân"(5). CNXH phải đem lại hạnh phúc cho mỗi gia đình chứ không phải chỉ quan tâm đến trách nhiệm và nghĩa vụ  của người lao động; để xã hội thì tốt đẹp và người

-----------------------------
(1) Theo GS Vũ Đình Cự, Báo Nhân dân ngày 2/6/1989
(2) Đỗ Mười phát biểu tại kỳ họp thứ IV Quốc hội Khóa VIII
(3) Những lời kêu gọi của Hồ Chủ tịch , Tập VI, trang 144
(4)                 Sđd                                                   trang 8

lao động khi hết tuổi trở về lại phân vân về chế độ. Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh: "Xã hội tốt thì gia đình tốt, gia đình tốt thì xã hội tốt. Hạt nhân xã hội là gia đình. Chính vì muốn xây dựng CNXH mà phải chú ý đến hạt nhân cho tốt"(1).
      Thực tế cho thấy, thời gian qua sự mất công bằng trong quyền lợi và nghĩa vụ, không chú ý đảm bảo lợi ích thoả đáng của người lao động, không cân đối giữa nhu cầu đời sống  và nhu cầu xây dựng đất nước đã gây cản trở lớn cho  cho công cuộc xây dựng CNXH ở nước ta.

             II. Một số điểm Người khuyên Nghệ Tĩnh trong công cuộc xây dựng quê  hương
        Điều mong muốn của Chủ tịch Hồ Chí Minh là làm sao tỉnh phát huy được tiềm năng, khắc phục khó khăn để xây dựng tỉnh nhà thành tỉnh khá nhất, là tỉnh gương mẫu trong cả nước. Trong muôn vàn sự bộn bề của công việc, Chủ tịch Hồ Chí Minh vẫn thường xuyên theo dõi sát sao tình hình phát triển của địa phương. Quê hương đối với Người là vì: " Nghĩa trọng tình cao", chứ không phải là nơi đặc biệt cần ưu đãi; Người đã dùng nhiều cương vị khác nhau chứ rất ít khi dùng danh nghĩa Chủ tịch nước, để khuyên chúng ta một cách chân tình, không áp đặt. Sự quan tâm to lớn của Người thể hiện trên nhiều mặt: kịp thời động viên, cổ vũ, biểu dương khen ngợi những điển hình, những cá nhân có thành tích; góp những ý kiến quan trọng, chỉ bảo cán bộ nhân dân địa phương nhằm phát triển kinh tế - xã hội; đồng thời Người cũng phê phán nghiêm khắc những cái chưa hay, chưa tốt của tỉnh nhà. Có thể nói tất cả những ý kiến của Người phát biểu trên nhiều lĩnh vực hoạt động của địa phương vẫn là những lời căn dặn quý báu cho quê hương ta trong công cuộc xây dựng ngày nay. Chúng ta có thể thấy rõ điều đó qua một số vấn đề cụ thể sau đây :
       Về phương hướng phát triển kinh tế: Người khuyên chúng ta phải chú ý phát triển nhiều ngành, nhiều mặt, nhưng tập trung nhất ở Nghệ Tĩnh là phải đẩy mạnh phát triển nông nghiệp. Người nói: "Muốn nâng cao đời sống nhân dân thì nhất định phải phát triển mạnh nông nghiệp". Phát triển nông nghiệp để giải quyết bằng được nhu cầu lương thực. Người còn nói rõ thêm: "Nhiệm vụ trước mắt chúng ta là làm sao có đủ lương thực. Cái đó không dễ đâu, nhưng cố gắng sẽ làm được" . Để giải quyết được lương thực trong điều kiện đất đai Nghệ Tĩnh phải chăm lo làm thuỷ lợi cho tốt, đó là " công việc chống trời", "quan trọng bậc nhất" đòi hỏi phải nhiều người mới làm nổi. Tuy nhiên, ở Nghệ Tĩnh nếu chỉ lo việc cấy lúa thì không thể giải quyết được đủ lương thực. Bởi vậy, cùng với việc đẩy mạnh sản xuất lương thực phải phát triển chăn nuôi, trồng cây công nghiệp xuất khẩu. Người cho rằng: "Nếu chỉ chú trọng lúa mà không chăm nom ngô, khoai, sắn cũng không được. phát triển sản xuất hàng tiêu dùng, công cụ sản xuất sao cho chất lượng tốt, giá rẻ để đáp
ứng nhu cầu của nhân dân. Hoặc chỉ chăm về cây lương thực mà không chăm về
 -------------------------------
(1)                Sđd                                      Tập V, trang 281

cây công nghiệp cũng là khuyết điểm". Người còn khuyên nhân dân ta tổ chức để phát triển và khai thác nghề rừng, nghề biển là những thế mạnh của Nghệ Tĩnh. Đối với công nghiệp nên Như vậy, nắm vững đặc điểm quê hương, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ rõ vấn đề cấp bách cần giải quyết của tỉnh nhà là lương thực, nhưng không phải vì lương thực mà bỏ qua tất cả các ngành khác. Trái lại phải sử dụng sức mạnh của việc phát triển kinh tế nhiều ngành  mà phục vụ cho mục tiêu cấp bách trước mắt.
       Hơn 10 năm qua, kể từ khi hợp nhất hai tỉnh, chúng ta đã chú ý làm theo lời chỉ dẫn của Bác. Tất cả các kỳ Đại hội, Đảng bộ luôn luôn xác định mục tiêu phấn đấu quyết liệt hàng đầu là tự cân đối đủ lương thực trong tỉnh. Chúng ta đã  xây dựng hàng loạt công trình thuỷ lợi từ Kẻ Gỗ, Vách Bắc, Nam-Hưng-Nghi, Đức Can đến Nghi Xuân, Sông Rác... Tuy vậy có lúc chúng ta vẫn chưa chú ý hết tính hiệu quả của nó. Các chỉ tiêu lương thực đề ra qua các kỳ Đại hội ít khi đạt được. Điều đáng chú ý là cả thời kỳ dài chúng ta chậm nhận rõ việc giải quyết lương thực bằng các ngành khác, nguồn khác. Còn không ít những ngành, những cấp vì chạy theo lợi ích trước mắt mà coi nhẹ mục tiêu kinh tế cơ bản của chúng ta. Bởi vậy cho đến nay tỉnh ta vẫn "Chưa mở được hướng đi thật rõ" cho việc phát triển công nghiệp, thủ công nghiệp. "Bình quân ngoại tệ thu được thua kém hai tỉnh bạn cùng điều kiện là Thanh Hoá và Bình Trị Thiên". Bình quân lương thực đầu người thấp thua bình quân cả nước và nhiều tỉnh bạn. Tóm lại là chúng ta vẫn còn đang ở trong tình trạng mất cân đối lớn, còn nhiều khó khăn to lớn trên nhiều mặt, kinh tế phát triển chậm dẫn đến: "sản xuất chưa đủ ăn, thu chưa đủ chi, nhiều nhu cầu xã hội cấp thiết chưa có điều kiện kinh tế để giải quyết". Thực tế  ấy đng thôi thúc mỗi chúng ta ôn lại lời căn dặn của Bác Hồ.
    Chủ tịch Hồ Chí Minh còn khuyên nhân dân ta xây dựng cuộc sống mới phải gắn với việc phê phán, bài trừ các tệ nạn hủ lậu, gây lảng phí tiền của nhân dân. Người luôn mong muốn quê hương giữ gìn những truyền thống tốt, phát huy được những cốt cách "thuần phong mỹ tục" và sự gương mẫu của quê nhà. Vì vậy Người phê phán những tệ nạn hủ tục của địa phương. Người cho rằng việc nấu rượu, uống rượu bừa bãi "là có hại đến thuần phong mỹ tục, có hại đến sản xuất", "say thì sưa, nói dại, làm dại, ăn cắp, ăn trộm hại đến sản xuất, hại đến tiết kiệm, hại đến đạo đức". Chúng ta phải đồng thời phê phán nạn đồng bóng, mê tín lạc hậu để xây dựng thuần phong mỹ tục. Chống tham ô lảng phí gắn với thực hành tiết kiệm. Người phê phán tệ nạn lảng phí là: "Không tôn trọng của công, không thương xót mồ hôi nước mắt của đồng bào". Người còn dặn rằng đối với tất cả thói hư tật xấu, mỗi người phải tự nguyện, tự giác chống lại một cách chủ động, không chờ mệnh lệnh cấp trên.
     Người còn nói rất hình ảnh để khuyên nhân dân ta rằng: "Sản xuất không tiết kiệm thì cũng như rót nước vào cái ống không đáy".
     Sinh ra trên quê hương có truyền thống hiếu học và cách mạng, Chủ tịch Hồ Chí Minh chẳng những rất tôn trọng quá khứ của quê hương mà Người còn hiểu rõ trách nhiệm nặng nề, yêu cầu to lớn của sự nghiệp cách mạng mới. Trong kháng chiến Nghệ Tĩnh anh hùng, đóng góp to lớn sức của, sức người. Cán bộ nhiều người có công lao, thành tích. Đi vào xây dựng xã hội mới với những đòi hỏi mới, Người khuyên chúng ta phải chống tự cao tự đại, cục bộ địa phương, phải khiêm tốn học hỏi. Kháng chiến cần sự hy sinh, xây dựng cũng còn cần sự hy sinh và người dám hy sinh quyền lợi cá nhân, bộ phận để phục vụ lợi ích chung. Nếu như trong kháng chiến cần có những anh hùng thì trong xây dựng cũng rất cần những anh hùng, những anh hùng với nội dung mới. Người nói: anh hùng ngày nay không phải "đông chinh tây phạt",  "làm việc kỳ khôi", mà nuôi nhiều lợn, nhiều gà, sản xuất giỏi, tiết kiệm giỏi là anh hùng. Để có nhiều anh hùng và xây dựng thành công CNXH, Người khuyên chúng ta phải khiêm tốn học tập. Khi có công lao thành tích  chớ vội "sỉnh mũi như cái đình", "vác mặt lên", "Không coi ai ra gì". Người còn nhấn mạnh: "Phát triển công nghiệp cần có văn hoá, phát triển nông nghiệp cũng cần có văn hoá". Chúng ta phải học văn hoá, học kỷ thuật, học tập lý luận Mác-Lê Nin...Mỗi địa phương cần cử người đi học tập kinh nghiệm các xã giỏi, học tập kinh nghiệm các tỉnh bạn, học tập lẫn nhau... Theo Người thì không học, không có tri thức, thì không thể làm cách mạng; nhưng học không phải để làm quan mà "để lao động cho tốt", "để làm đầy tớ của nhân dân".
        Đối với chúng ta học tập, nâng cao trình độ hiểu biết của toàn xã hội còn là yếu tố cơ bản để chống chủ nghiã kinh nghiệm, chống bảo thủ trì trệ. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã căn dặn quê hương ta: "Tư tưởng bảo thủ là như những sợi dây cột chân, cột tay người ta, phải vất nó đi". Trong khi tỉnh ta "Tư tưởng bảo thủ, trì trệ, ỉ lại, thiếu kiến thức đang là trở lực của công cuộc đổi mới" thì vấn đề đẩy mạnh học tập và học tập thực sự có hiệu quả là điều vô cùng khẩn thiết.
      Để quê hương xây dựng thành công CNXH, thực hiện được những điều mong muốn nói trên, Chủ tịch Hồ Chí Minh không quên khuyên Nghệ Tĩnh cần chăm lo đào tạo, xây dựng đội ngũ cán bộ có đủ phẩm chất năng lực đáp ứng đòi hỏi của sự nghiệp cách mạng.
      Sự vận động tự nhiên của cách mạng ngày càng đòi hỏi tính năng động của con người. Ngược lại con người theo sự phát triển của xã hội, thế hệ này nhường bước cho thế hệ mai sau. Từ đó, Bác không những chăm lo xây dựng đội ngũ kế tục sự nghiệp cách mạng chung, mà còn chỉ rõ cho quê hương phải bồi dưỡng đội ngũ cán bộ của mình. Trước hết phải bố trí đội ngũ có già, có trẻ. Người hỏi chúng ta: "không cất nhắc cán bộ trẻ thì rồi đây sẽ lấy ai thay thế?". Bố trí đội ngũ cán bộ có già, có trẻ phải tránh suy bì, tỵ nạnh, so sánh địa vị, đãi ngộ". Người còn nhắc lời người xưa: "Con hơn cha là nhà có phúc", vì vậy không thể ngồi than phiền "măng sao mọc quá pheo". Người còn cho rằng dùng người phải khéo léo, tế nhị. Cán bộ ai cũng có ưu điểm, khuyết điểm. Người khuyết điểm ít, kẻ khuyết điểm nhiều nên phải biết dùng người. Bác còn dặn: "Dùng người cũng như dùng gỗ. Người thợ khéo thì gỗ to, nhỏ, thẳng, cong đều tuỳ chổ mà dùng được". Chúng ta cần phải tránh khuynh hướng" chật hẹp, bao biện", phải có thái độ rộng lượng bao dung. Những chuyện cũ đã qua không nên đào bới trở lại. Việc đưa cán bộ nữ, cán bộ trẻ, vào giữ các cương vị các cương vị trọng trách là cần thiết. Ngay từ năm 1966, Người đã nhấn mạnh: "trẻ trên 30 tuổi cũng đã già". Xây dựng đội ngũ cán bộ,  Người quan tâm nhất là xây dựng sự đoàn kết, đoàn kết giữa cấp trên với cấp dưới, đoàn kết giữa cán bộ già với cán bộ trẻ, cán bộ cũ với cán bộ mới; đoàn kết giữa các địa phương với nhau; đoàn kết giữa các thành phần dân tộc. Bởi vậy theo Người CNXH là đoàn kết và muốn có CNXH cũng phải đoàn kết.

                                               Bác Hồ với quê hương Nghệ Tĩnh
                                             Nxb Nghệ Tĩnh. 1990. trang 343-347

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét