Thứ Năm, 21 tháng 2, 2013

Khắc sâu trăn trở của Người

Chưa bao giờ như lúc này, khi mà thời gian đang tiến đến thời điểm cách đây 45 năm ngày Bác Hồ về thăm Hà Tĩnh; mỗi người chúng ta lại liên tưởng về Người, liên tưởng đến những lời di huấn sâu sắc cho đất nước, quê hương và chính bản thân mình. Không hiểu sao tôi bổng dưng muốn dừng lại, muốn giành thời gian để suy ngẩm thêm hai chữ " làm sao" của Bác trong tổng thể một lời dặn dò với quê hương: " Hà Tĩnh phải làm sao cho tình hình nổi bật lên".Quả thật ngôn ngữ Việt Nam phong phú và đa nghĩa. " Làm sao" một từ hết sức đặc biệt. Gần như ngôn ngữ nước ngoài ít có từ đa nghĩa tương ứng với nó. Theo Đại từ đển tiếng Việt thì " làm sao" nó được dùng để biểu đạt nhiều hoàn cảnh khác nhau. Có khi để tìm nguyên nhân, có khi là kết quả, có khi lại là cảm thán từ để chỉ cảm xúc lớn lao, nhưng củng có khi lại được dùng để nhấn mạnh việc tìm kiếm phương án, giải pháp về một việc gì đó. Vì đa nghĩa như vậy nên trong lời khuyên của Bác với Hà Tĩnh cách đây 36 năm, đã có người quên mất hai chữ quan trọng này để rồi biến lời khuyên của Người trở thành một mệnh lệnh chủ quan, khô cứng: Phải làm cho tình hình Hà Tĩnh nổi bật lên.Nếu cứ suy ngẫm thật sâu lời khuyên của Người chúng ta càng thấy thêm sự thâm thuý, sự day dứt của Bác, qua đó mà tăng thêm tình cảm, sáng tạo và không bao giờ được tự thoả mãn trong từng phần hành công việc của mình. Vào thời điểm năm 1966 khi cuộc chiến tranh chống Mỹ đã diễn ra ở miền Bắc, Bác nói: Hà Tĩnh phải "làm sao" là nổi niềm trăn trở của Bác. Bởi Hà Tĩnh chưa làm Bác vừa lòng mà đáng ra phải làm tốt hơn. Hà Tĩnh phải "làm sao" nghe như vừa có tính bức xúc, mệnh lệnh nhưng vừa như thông cảm, yêu thương và chờ đợi; vừa như có cái gì phải tìm kiếm, mò mẫm mà chính Bác vẫn còn đang trăn trở. Trước hết Hà Tĩnh phải tự mình tìm lấy. Bác dặn: phải "biết lắng nghe ý kiến quần chúng. Có việc mình không biết, nhưng quần chúng biết". Tìm được nó mới có thể làm thay đổi được tình hình, để nổi trội hơn hiện tại. Như thế chữ "làm sao" ở đây có ý nghĩa như một sự gợi mở cần tìm, một định hướng cho sự phát triển. Hà Tĩnh phải làm sao..." cũng có thể nghĩ đây là việc cần tìm nguyên nhân để giải quyết một thực trạng còn đang bế tắc. Phải tìm rõ nguyên nhân để xử lý, khơi thông bế tắc mà tiến lên. Lúc bấy giờ Hà Tĩnh cầu, phà, mặt đường còn chưa tốt, Xe Bắc vào Nam bị ùn tắc nhiều. Hà Tĩnh lại còn đang thiếu lương thực trong khi yêu cầu của cuộc kháng chiến là phải tự túc lương thực để tập trung phục vụ chiến trường. Thêm nữa, lúc này ở Hà Tĩnh, thuỷ lợi, thâm canh, ứng dụng tiến bộ kỷ thuật, việc trồng cây gây rừng còn kém. Nguyên nhân vì sao? Đó là những vấn đề cần tháo gỡ để phát triển. Hà Tĩnh phải làm sao..." còn là một yêu cầu bức xúc. Tỉnh Hà Tĩnh phải nghiên cứu, học hỏi kinh nghiệm để tổ chức thực hiện cho tốt.. "Làm sao" có nghĩa là làm thế nào cho có hiệu quả. Chẳng hạn lúc bấy giờ Bác nói: Ở Kỳ Anh làm giao thông tốt, nhưng nhiều nơi khác trong tỉnh làm chưa tốt, việc áp dụng khoa học kỷ thuật trong nông nghiệp còn yếu, trong khi nhiều nơi làm mạnh...."Làm sao" như là một câu hỏi lớn, Hà Tĩnh cần phải tổ chức thực hiện tốt hơn. Chỉ trong một lời căn dặn của Bác ta thấy như một sự nhắc nhở tỉnh nhà: chẳng những phải tìm ra một hướng di thích hợp, những nguồn gốc sau xa của sự yếu kém mà còn phải biết cách phát động quần chúng thực hiện thật tốt. Thời gian đã lùi xa vào lịch sử, song câu nói bất hủ của Bác như còn nguyên tính thời sự, luôn nhắc nhở chúng ta hãy cùng nhau nhẫn nại, dám nhìn vào thực tiễn một cách nghiêm túc để tự mình luôn đánh giá đúng tình hình địa phương cả mặt mạnh cũng như mặt yếu; có như vậy mới hy vọng tìm thấy một câu trả lời tốt nhất, làm cho tình hình Hà Tĩnh nổi bật lên như Người hằng mong muốn./. Thông tin Tư tưởng số 6/2002

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét