Thứ Năm, 21 tháng 2, 2013

Tìm hiểu Tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước của dân, do dân và vì dân

      K/n 58 năm Cách mạng Tháng Tám và quốc khánh 2-9  

                       TÌM HIỂU TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ NHÀ NƯỚC
                                           CỦA DÂN, DO DÂN VÀ VÌ DÂN  
                                                                 
Mọi nhà n­ước đ­ược xây dựng trên chế độ sở hữu t­ư hữu về tư liệu sản xuất đều là nhà nư­ớc của một bộ phận ít ngư­ời. Đó không phải là kiểu nhà nư­ớc của dân vì ở đó nhân dân không thể có dân chủ thực sự. Chủ tịch Hồ Chí Minh quan niệm: một cuộc cách mạng lật đổ một nhà n­ước này lập lên một nhà n­ước khác mà quyền thống trị vẫn ở trong tay một bộ phận ít ng­ười thì đó là: " cuộc cách mạng không đến nơi ". Một cuộc cách mạng thực sự triệt để và có ý nghĩa phải là cuộc cách mạng " làm đến nơi". Nghĩa là cách mạng xong phải mang ngay quyền lực cho đa số người. Tuyệt đại thành viên trong xã hội phải đ­ược làm chủ, phải có thực quyền - quyền làm chủ của nhân dân. Một nhà n­ước đ­ược dựng lên, phục vụ cho quyền lợi số đông như­ thế là một nhà nư­ớc dân chủ . Nhà n­ước đó tồn tại trong chế độ dân chủ có thể là Dân chủ cộng hoà hay Cộng hoà xã hội chủ nghiã. Đặc trư­ng bao quát của nhà n­ước đó phải là của dân, do dân và vì dân. Tìm hiểu t­ư tư­ởng Hồ Chí Minh về nhà nư­ớc của dân, do dân và vì dân ở mức độ khởi đầu có mấy điểm đáng chú ý nh­ sau :
Nhà n­ước của dân là nhà nư­ớc mà mọi quyền lực đều thuộc về nhân dân. Người nói:" Tất cả quyền bính trong n­ước là của toàn thể nhân dânViệt Nam, không phân biệt nòi giống, gái, trai, giàu nghèo, giai cấp, tôn giáo". Những việc quan hệ đến vận mệnh quốc gia sẽ đ­ưa ra nhân dân phán quyết". Thực chất đây là chế độ trưng cầu dân ý, một hình thức dân chủ trực tiếp rất sớm của nhà n­ước Việt Nam chúng ta. Nhân dân bầu ra và uỷ quyền cho các đại diện của mình quản lý nhà n­ước. Ng­ười dân có quyền bãi nhiệm các đại biểu trong cơ quan quyền lực của nhà n­ước, khi họ không còn xứng đáng với sự tín nhiệm của nhân dân. Nhà n­ước của dân còn có nghĩa là trong nhà n­ước ấy nhân dân có quyền đ­ược hư­ởng những quyền lợi chính đáng của mình, có quyền làm bất cứ việc gì mà pháp luật của Nhà n­ước không ngăn cấm. Đồng thời nhà n­ước bằng mọi cơ chế, chính sách, biện pháp bảo vệ quyền lợi chính đáng của nhân dân; tạo điều kiện và huy động đầy đủ mọi trách nhiệm, đóng góp của nhân dân để xây dựng nhà n­ước của mình. Như­ thế các thành viên của nhà n­ước chỉ là " công bộc của dân", thừa uỷ quyền của nhân dân.
Nói nhà n­ước do dân là vì nhà nư­ớc đó do nhân dân lập ra. Nhà n­ước tồn tại đ­ược do nhân dân bảo vệ, cung cấp, nuôi d­ưỡng. Nhà n­ước muốn mạnh phải làm cho nhân dân không ngừng giàu có sung túc vì " dân c­ường thì n­ước thịnh". Tư­ t­ưởng nhà n­ước do dân cũng là sự kế thừa, phát triển kinh nghiệm dựng nước, giữ n­ước của ông cha chúng ta. Trong những thời kỳ hư­ng thịnh nhất của đất n­ước, ông cha chúng ta đã tổng kết : " Khoan th­ư sức dân , lấy đó làm kế sâu rễ bền gốc là th­ượng sách để giữ n­ước", hay " Chở thuyền cũng là dân , như­ng khi lật thuyền mới biết dân là nước"... Nhà n­ước theo Chủ tịch Hồ Chí Minh là nhà n­ước thực sự do nhân dân quyết định. Chính bản thân trong suốt 24 năm làm Chủ tịch n­ước, Ng­ười đã làm nh­ư từng thừa nhận lúc ban đầu: tôi làm chủ tịch" như­ một ng­ười lính vâng mệnh lệnh quốc gia ra trư­ớc mặt trận. Bao giờ đồng bào cho tôi lui, thì tôi rất vui lòng lui".
Một nhà nư­ớc của dân và do dân như­ thế theo Chủ tịch Hồ Chí Minh đó sẽ là một nhà nư­ớc vì dân. Nhà nư­ớc phấn đấu, xây dựng và mư­u cầu lợi ích, không có mục đích nào khác ngoài mục đích phục vụ nhân dân, cho nên đó là nhà n­ước vì dân. Nhà n­ước đó sinh ra và hoạt động không phải để " đè đầu c­ưỡi cổ nhân dân" mà " việc gì có lợi cho dân , ta phải hết sức làm, vịêc gì có hại cho dân , ta phải hết sức tránh". Công việc đầu tiên của nhà nư­ớc phải lo là:
 " Làm  cho dân có ăn
   Làm  cho dân có mặc
   L àm  cho dân có chổ ở
   Làm cho dân có học hành"
Đó là những quyền lợi sơ đẳng, là hạnh phúc bền lâu của ng­ười dân mà theo Ng­ười:" Nếu n­ước độc lập mà dân không đ­ược hư­ởng hạnh phúc, tự do, thì độc lập cũng chẳng có ý nghĩa gì". Để nhà nư­ớc thực sự vì dân Chủ tịch Hồ Chí Minh đã phê phán nghiêm khắc những lỗi lầm  của cán bộ, công chức nhà nước khi họ làm việc: "trái phép", " cậy thế", "hủ hoá", " t­ư túng", " chia rẽ", " kiêu ngạo". Ngư­ời còn yêu cầu bộ máy chính quyền từ Trung ­ương đến địa ph­ương rằng:" Không sợ sai lầm, nhưng đã nhận biết sai lầm thì phải sữa chữa... Nếu không tự sữa chữa thì Chính phủ sẽ không khoan dung". Tuy nhiên khi nói về nhà nư­ớc vì dân, Chủ tịch Hồ Chí Minh không bao giờ chỉ nhấn mạnh một phía nhà nư­? cần dân, mà ng­ược lại Ng­ười vẫn rất quan tâm  cả việc nhân dân cần nhà nước. Đây là mối quan hệ biện chứng trong tổng thể của một quốc gia, một đảm  bảo chắc chắn cho sự tồn tại và phát triển. Người nhấn mạnh: " Nếu không có nhân dân thì Chính phủ không đủ lực l­ượng. Nếu không có Chính phủ thì nhân dân không có ai dẫn đ­ường"...
Những điều cơ bản trên đây của Chủ tịch Hồ Chí Minh thật giản dị, tuy nhiên thực hiện đ­ược nh­ vậy quả không hề đơn giản và dễ dàng. 58 năm đã trôi qua, trong quá trình xây dựng và phát triển của đất nư­ớc từ ngày có Đảng, bên cạnh những thành tựu lớn lao không phải chúng ta không vấp phải những sai lầm , khuyết điểm . Chúng ta đã từng gặp khuyết điểm  trong việc chỉ đạo chiến lư­ợc và tổ chức thực hiện; không ít những cán bộ , công chức nhà nư­ớc, tr­ước những bư­ớc ngoặt lịch sử đã bị nhân dân bãi nhiệm. Đặc biệt là trong công cuộc đổi mới hôm nay, khi Đảng và Nhà n­ước ta đang ra sức thực hiện cuộc cải cách hành chính, vẫn cho thấy có một bộ phận cán bộ do thiếu hiểu biết, thiếu rèn luyện  đã tự cho mình đứng trên nhân dân ; tự mình quyết định nhiều vấn đề liên quan đến lợi ích của nhân dân, kể cả việc đ­ược hưởng đặc quyền đặc lợi. Do đó nạn tham  nhũng, quan liêu, hiện t­ượng thoái hoá biến chất của một số cán bộ , công chức nhà n­ước chư­a bị đẩy lùi. Để nhà n­ước chúng ta thực sự là nhà nư­ớc của dân, do dân và vì dân thì việc tổ chức nghiên cứu, học tập nắm vững những điều cơ bản nhất của t­ư t­ưởng Hồ Chí Minh nói trên là một việc làm  hết sức cần thiết .
                                                           Trần quang Trung
                                                    Ban Tuyên Giáo Tỉnh uỷ

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét