Chủ Nhật, 21 tháng 8, 2016

Tạo niềm tin với cử tri bằng sự nhiệt thành, tận tâm của người đại biểu


   Cuộc bầu cử Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2016-2021 đã thành công tốt đẹp. Những người trúng cử đã được phân công nhiệm vụ và đi vào hoạt động với tư cách mới là người đại biểu của nhân dân.
   Như vậy, công dân của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam sau bầu cử đã làm tròn nhiệm vụ dùng lá phiếu tín nhiệm của mình để chọn lựa, gửi gắm niềm tin cho người đại biểu đứng ra điều hành bộ máy Nhà nước từ Trung ương xuống đến các cấp ở địa phương. Cử tri đã hoàn thành một phần việc quan trọng: thực hiện quyền và nghĩa vụ công dân để xây dựng bộ máy nhà nước của mình, vì mình và do mình sáng lập ra. Giờ đây cử tri còn phải lo một phần công việc rất nặng nề khác, dài hơi hơn là vừa phải hoàn thành phần công việc nghĩa vụ của công dân đối với Nhà nước đồng thời phải thường xuyên giám sát mọi hoạt động của người đại biểu, để nếu có đại biểu không đủ tín nhiệm thì kịp thời kiến nghị bãi nhiệm. Việc tưởng như rất đơn giản thế nhưng kết quả cụ thể lại tuỳ thuộc rất nhiều không chỉ phía nghĩa vụ của cử tri mà còn ở sự vận hành của Nhà nước ấy với sự hoạt động hữu hiệu của từng người đại biểu.
     Xưa nay, một Nhà nước mạnh không chỉ là chổ bộ máy Nhà nước ấy được tổ chức đồ sộ, có hệ thống công sở uy nghi, tráng lệ, với những mệnh lệnh có sức nặng lớn để rồi cử tri cứ thế thi hành. Ngược lại một Nhà nước mạnh thì điều rất cần lại là chổ Nhà nước ấy thực sự phát huy cao sức mạnh của cộng đồng cử tri; hay nói cách khác sức mạnh của Nhà nước chính là sức mạnh của nhân dân làm ra Nhà nước ấy. Đó chính là cội nguồn tạo nên sức mạnh của một Nhà nước kiểu mới “của dân, do dân và vì dân  ”.
       Nguyên lý giản đơn tưởng chừng như ai cũng hiểu; thế nhưng từ ngày ra đời đến nay, trong Nhà nước kiểu mới không ít những người đại biểu trong quá trình thực hành công vụ điều hành, đã không nhuần nhuyễn nguyên lý ấy. Bởi vậy họ dần đánh rơi niềm tin yêu của cử tri khi họ tự cảm nhận vai trò của mình trong Nhà nước này quá lớn. Họ đã tự mình “đánh rơi quyền lực”, vi phạm kỷ luật và phải rời bỏ cương vị người đại biểu trước khi hết nhiệm kỳ.
      Như thế một người đại biểu chân chính trước hết phải là người có đủ đức, đủ tài để hoàn thành nhiệm vụ và hơn thế người đại biểu phải được cử tri tin cậy. Muốn hoàn thành tốt nhiệm vụ người đại biểu phải làm sao cho nhân dân tin tưởng để rồi mỗi lần tiếp xúc cử tri, người đại biểu nghe hiểu được tiếng nói của dân; dám nói lên tiếng nói của dân, dám bỏ sức bỏ công để mang lại lợi ích thiết thực chính đáng cho chính những người đã bỏ lá phiếu cho mình làm người đại biểu. Trong cơ chế kinh tế bao cấp việc làm này có yêu cầu và điều kiện khác, còn trong cơ chế kinh tế thị trường đây là vấn đề không dễ. Những quy luật cơ bản trong cơ chế thị trường như lợi ích, cạnh tranh, giá cả hoạt động một cách khách quan. Những người đại biểu không thể phủ nhận nó mà chỉ có thể tìm cách hạn chế những tác động xấu mà thôi. Bởi vậy dưới những tác động của các quy luật đó niềm tin của cử tri cũng bị chi phối rất nhiều. Đây là điều mà người đại biểu luôn luôn cần nhớ để tìm cách phát huy dân chủ cao và hạn chế tối đa việc điều hành theo kiểu mệnh lệnh hay chỉ huy theo chiều trên xuống như thời cơ chế cũ. Nơi nào đó còn rơi rớt kiểu vận hành theo cơ chế cũ trong bộ máy Nhà nước, nơi đó sẽ làm mất niềm tin của tri và hệ quả là mất hiệu lực trong vai trò điều hành của Nhà nước. Trong thời kỳ thông tin bùng nổ, mọi chủ trương, việc làm, lời nói của người đại biểu được cử tri trao đổi rất nhanh cả những ưu điểm lẫn hạn chế khuyết điểm. Điều này tạo ra nhiều thuận lợi nhưng cũng đồng thời làm xuất hiện thêm những khó khăn, thách thức cho người đại biểu. Buộc người đại biểu không chỉ lo công việc điều hành trước mắt của từng địa phương mà cần phảỉ có một sự đầu tư cần thiết cho việc thu lượm thông tin đa chiều và không chỉ lo phần hành tại chổ mà còn phải bao quát tình hình chung với tầm nhìn rộng lớn hơn. Mọi tác động của người đại biểu dù xẩy ra bất cứ nơi đâu đều được muôn vàn cử tri chia xẻ, xem xét, đánh giá, bình luận một cách kịp thời và được dừng lại ở nơi cử tri có trí tuệ.
       Người đại biểu phải luôn nhớ và thực hiện tốt những điều đã hứa với cử tri trước khi bầu cử. Khi đã trúng cử chớ vội lên mặt “làm quan cách mạng”, để rồi tất cả những tuyên ngôn ứng cử chỉ còn là nghi thức, nay xong rồi như gió thoảng mây bay. Hứa mười làm một; nói không đi đôi vơí làm là tiền đề của sự tha hoá, xa rời sức sống của cộng đồng tự mình đánh mất niềm tin yêu của cử tri.
       Thực tế cho thấy mọi đại biểu nhiệt thành, tận tâm với nhiệm vụ; đặc biệt là thái độ sốt sắng với những gì gắn với lợi ích thiết thực của người dân đang đặt ra trong cuộc sống thì cử tri luôn yêu mến tin tưởng. Cử tri sẽ dồn tình cảm và sự ngưỡng mộ với người đại biểu ấy. Nếu không may đại biểu có những sai sót nhỏ biết tiếp thu sữa chữa thì luôn được cử tri lượng thứ. Đã đến lúc cử tri quan tâm đến thái độ, hành động, việc làm của đại biểu chứ không cần nhiều những lời hoa mỹ hay chấp hành thuận chiều như trong thời kỳ chiến tranh chống giặc ngoại xâm. Người đại biểu trước hết phải thể hiện được lòng nhiệt thành, niềm tin cao độ vào định hướng việc làm của mình để nổ lực phấn đấu, cống hiến. Lời nói việc làm cần rõ ràng trong sáng; nói và làm luôn đi đôi với nhau nhằm đem lại lợi ích chung trong đó có mình. Cử tri sẽ không tin tưởng nếu có những đại biểu dùng thủ pháp, mưu mẹo để thuyết phục dân thay cho sự tận tâm, tân lực phấn đấu. Đại biểu luôn tin dân, dựa vào dân, lo cái lo của dân thì cử tri cũng sẽ tin yêu sát cánh cùng đại biểu phấn đấu hoàn thành mọi mục tiêu đã định. Đây là mối quan hệ biện chứng trong mọi Nhà nước, còn khi mối quan hệ biện chứng ấy không còn thì người đại biểu vô hình trung đã đánh mất vai trò đại biểu của mình trong thực tiễn.
        Thực tế cho thấy, từ một chủ trương cụ thể trong cùng một điều kiện, một chương trình dự án như nhau có nơi triển khai nhanh chóng, có nơi không thực hiện được; bởi ở đó có hiện tượng “trống đánh xuôi, kèn thổi ngược”, cán bộ không công tâm, nặng tính toán lợi ích riêng, không tạo điều kiện để người dân được quyền làm chủ... niềm tin của cử tri vào người đại biểu bị giảm sút. Cử tri không còn mặn nồng với những gì đại biểu đưa ra; đó là dấu hiệu của sự suy yếu trong dây chuyền của bộ máy chính quyền Nhà nước cần được chấn chỉnh.
        Để làm tròn vai trò của mình, người đại biểu nhất thiết phải xây dựng được niềm tin của quần chúng. Một trong những giải pháp quan trọng không thể bỏ qua đó là Người đại biểu phải biết tạo niềm tin với cử tri bằng hành động cụ thể, sự phấn đấu nhiệt thành, tận tâm với công việc mọi lúc mọi nơi ./.



                                                                                         6-2016

Thứ Bảy, 6 tháng 8, 2016

Một số kinh nghiệm về công tác nghiên cứu, biên soạn lịch sử Đảng bộ

Viết sử là tái hiện lại lịch sử bằng ngôn ngữ viết, là tổng kết lại lịch sử để rút ra những bài học có ý nghĩa, tiếp thêm niềm tin sức mạnh giúp các thế hệ sau làm nên những trang sử mới tốt đẹp hơn.
      Tuy nhiên một cuốn sử dù công phu đến mấy vẫn không thể diễn tả hết lịch sử và không thể thoát khỏi dấu ấn phong cách, quan điểm, sự nhìn nhận của người cầm bút cũng như sự chi phối Ban chỉ đạo biên soạn cuốn sách. May chăng các nhà viết sử chỉ tái hiện được những nét cơ bản nhất, xuyên suốt chiều dài lịch sử để người đọc hiểu đúng bản chất của tiến trình lịch sử đã qua. Hơn nữa tuỳ theo tính chất từng loại sử mà mỗi sự kiện, hiện tượng lịch sử được tái hiện theo những góc độ, liều lượng khác nhau. Tất cả mọi cuộc tập huấn nghiệp vụ Biên soạn lịch sử bổ ích cũng chỉ là sự cung cấp những nguyên lý chung, phương pháp chung nhất chứ không thể nào làm thay được những người cầm bút trong những môi trường, điều kiện cụ thể của mỗi địa phương. Chẳng hạn: mọi người nghiên cứu biên soạn lịch sử đều phải theo phương pháp logich và phương pháp lịch sử. Nhưng logich những vấn đề gì, lịch sử đến mức độ nào của những sự kiện thì chỉ có những nhà chuyên môn mới có thể định liệu được...
      Hiện nay Hà Tĩnh đã có 61% số xã biên soạn và xuất bản được cuốn lịch sử Đảng bộ. Số còn lại chưa tổ chức biên soạn được chủ yếu tập trung vào ba nhóm đặc thù. Thứ nhất là thiếu đội ngũ cán bộ có hiểu biết chuyên môn nghiệp vụ biên soạn lịch sử Đảng. Thứ hai là thiếu nguồn tài chính cần thiết để tổ chức biên soạn và thứ ba là nhóm Đảng bộ mới ra đời do sự biến động về mặt tổ chức.
     Để giải quyết cụ thể cho từng loại hình Đảng bộ này, thực ra không phải không thể nào làm được. Chúng ta có thể tìm đến cơ quan chuyên môn thuê người viết, tạo nguồn kinh phải bằng cách xã hội hoá, tìm nguồn tài trợ kết hợp với xây dựng kế hoạch tài chính từ đầu năm. Đối với những Đảng bộ còn ít thời gian thì có thể viết theo các thể loại khác như mấy năm hoạt động của Đảng bộ; sự kiện chủ yếu của Đảng bộ thay cho cuốn lịch sử Đảng bộ.....Cuốn Lịch sử Đảng bộ Hà Tĩnh tập III, được thành lập Ban chỉ đạo từ năm 2002, phải qua thêm 2 lần thành lập Ban chỉ đạo nữa đến tháng 4 năm 2009 mới quyết định được việc giao người đi tìm thuê chuyên gia nghiên cứu biên soạn và xuất bản được sách vào năm 2011.
     Từ thực tế theo dõi và trực tiếp thanm gia biên soạn nhiều cuốn sách Lịch sử Đảng bộ chúng tôi xin nêu một số kinh nghiệm về công tác nghiên cứu biên soạn như sau:
     1. Muốn tổ chức Biên soạn được Lịch sử Đảng bộ đúng nghĩa và đảm bảo yêu cầu thì việc làm cần thiết đầu tiên là làm tốt công tác tư liệu. Đây là khâu có ý nghĩa quyết định đến chất lượng cuốn sách. Bới nếu chúng ta có đội ngũ cán bộ có chuyên môn viết lịch sử Đảng bộ nhưng không có nguồn tư liệu cần thiết thì người viết giỏi mấy củng đành bó tay. Tư liệu Lịch sử Đảng cần có là gì ? Đó là toàn bộ Các tài liệu báo cáo, nghị quyết, văn bản đệ trình, kết quả các kỳ Đại hội Đảng bộ. Các loại Báo cáo hàng năm gửi cấp trên; Sổ ghi biên bản các nhiệm kỳ; tài liệu ghi chép một số sự kiện tiêu biểu, cách giải quyết bằng sự lãnh đạo của Đảng bộ, cấp uỷ địa phương; sự kiện tạo ra bước ngoặt của Đảng bộ; Văn bản những ý kiến đánh giá chỉ đạo của cấp uỷ cấp trên với Đảng bộ; Báo cáo hàng năm của chính quyền, các đoàn thể, tổ chức quần chúng trong Đảng bộ; Danh hiệu đạt được, thành tích khen thưởng các loại...... Nhìn vào danh mục đó chúng ta sẽ thấy sự khác biệt cuốn Lịch sử Đảng với mọi cuốn sách có dạng sử thông thường.
   Đối với những Đại hội đã quá lâu không còn tài liệu chúng ta cần đi sưu tầm, thu nhận hồi ký, tổ chức thẩm định tài liệu; sau đó cấp uỷ xác thực đóng dấu niêm phong . Viết Lịch sử Đảng phải theo tài liệu của Đảng tuyệt đối không dựa vào hồi ký, nhớ lại, theo tài liệu của địch, tài liệu không được thẩm định, suy diền.... làm căn cứ gốc để viết. Đây là điều đáng tiếc cho những cuốn sử đã xuất bản không được tổ chức thẩm định khoa học.
     2. Đối với cán bộ biên soạn: Hiện nay đội ngũ cán bộ sử học của Hà Tĩnh khá đông. Tuy nhiên đội ngũ này có rất nhiều chuyên ngành khác nhau ngoài chuyên ngành Lịch sử Đảng của Đại học KHHNV (được đào tạo để nghiên cứu biên soạn Lịch sử Đảng); Như thế không phải cán bộ nào cũng đều có sở trường nghiên cứu biên soạn lịch sử Đảng kể cả giảng viên Lịch sử Đảng. Do đó khi chọn lựa người viết nên chọn đúng chuyên ngành hoặc là những người đã có kinh nghiệm tham gia viết Sử Đảng. Một thực tế ở địa phương là không thể làm theo quy trình chính quy như: xây dựng ý tưởng, xây dựng đề cương sơ lược, đề cương chi tiết, hội thảo đề cương, viết bản thảo, tổ chức hội thảo nhiều lần.....Có một kinh nghiệm quan trọng là khi có đủ tài liệu cần thiết, hợp đồng khoán trọn gói cho người chuyên trách viết Lịch sử Đảng hoặc tìm người viết thảo chi tiết, sau đó thuê chuyên ngành biên tập và nâng cấp. Khi đã có bản thảo nếu có thể được thì tổ chức hội thảo sữa chữa bổ sung để bỏ qua được rất nhiều thời gian quá độ, đây là khâu then chốt quyết định chất lượng bản thảo.
     3. Về mốc thời gian: Viết Lịch sử Đảng Bộ là viết lại quá trình Hoạt động Lãnh đạo của Đảng bộ bao gồm các chủ trương của Đảng qua các nghị quyết; việc tổ chức thức hiện các chủ trương ấy đúng sai thế nào; kết quả được thể hiện ở các tổ chức đoàn thể nhân dân và những bài học thành công hay chưa thành công của Đảng bộ. Vì thế mộc thời gian của từng thời kỳ có phần gần nhau tương đối giữa các Đảng bộ, nhưng không có nghĩa là Lịch sử của các Đảng bộ phân chia thời gian giống hệt nhau. Mỗi Đảng bộ tuỳ mốc Lịch sử tạo bước ngoặt mà phân chia cho phù hợp. Thời gian dừng lại của mỗi cuốn sử củng là vấn đề cần quan tâm; vì Lịch sử Đảng mang tính Đảng và do cấp uỷ chịu trách nhiệm xuất bản. Cuốn sử viết ra thường  gắn liền với dấu ấn của các cấp lãnh đạo vì thế không nên viết đến tận ngày hôm nay để đảm bảo tính khách quan khoa học và có giá tri lâu dài..........

      Còn rất nhiều kinh nghiệm khác, có dịp chúng tôi sẽ trở lại. Vì ý nghĩa của nó rất mong các tổ chức Đảng luôn có sự phân công tạo thuận lợi cho công việc biên soạn về sau./.                                                                               
                                                                        
                                                                                           7-2016